Giới thiệu về ngành Điều dưỡng
Cơ hội nghề nghiệp - Vị trí việc làm
Sinh viên sau khi tốt nghiệp CTĐT ngành Điều dưỡng có thể công tác trong các lĩnh vực và vị trí:
- Điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế trong và ngoài nước;
- Giảng dạy, nghiên cứu tại các đơn vị y tế, đơn vị giáo dục về Khoa học sức khỏe, điều dưỡng;
- Làm việc tại các trung tâm, cơ quan quản lý nhà nước về y tế.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1- Mục tiêu chung
CTĐT ngành Điều dưỡng được xây dựng theo định hướng ứng dụng, đào tạo người Điều dưỡng có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp theo pháp luật, đáp ứng chuẩn năng lực điều dưỡng ở trình độ đại học; có sức khoẻ và năng lực tư duy; có khả năng làm việc độc lập và phối hợp, nghiên cứu khoa học, quản lý và phát triển nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng và hội nhập quốc tế.
1.2- Mục tiêu cụ thể
PO1. Có kiến thức và năng lực chuyên môn vững vàng để đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như điều dưỡng viên, giảng viên, nghiên cứu viên trong lĩnh vực điều dưỡng.
PO2. Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp, sáng tạo, nghiên cứu khoa học và thực hành dựa trên bằng chứng để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.
PO3. Có tác phong hành nghề chuyên nghiệp theo các chuẩn mực đạo đức, pháp lý, tôn trọng các giá trị văn hóa đa dạng và có ý thức phát triển nghề nghiệp.
KHẢ NĂNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ
– Thạc sĩ Điều dưỡng và các chuyên ngành thuộc khoa học sức khỏe.
– Điều dưỡng định hướng chuyên ngành, chuyên khoa I.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Sơ đồ chương trình dạy học/cây chương trình đào tạo (danh sách các học phần được hệ thống hóa theo các khối kiến thức và trình tự học)
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
Các môn chung
1. Triết học Mác – Lênin |
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4. Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam |
5. Chủ nghĩa xã hội khoa học |
6. Pháp luật đại cương |
7. Sinh học và Di truyền – Lý sinh |
8. Hóa học |
9. Anh văn 1 |
10. Anh văn 2 |
11. Tin học |
|
12. Giáo dục thể chất (1,2,3,4)* |
13. Giáo dục quốc phòng – An ninh* |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Các môn cơ sở ngành
1. Anh văn chuyên ngành |
2. Dịch tễ – Thống kê – Nghiên cứu khoa học |
3. Tâm lý Y học – Y đức |
4. Giải phẫu – Mô |
5. Hóa sinh |
6. Vi sinh – Ký sinh trùng |
7. Sinh lý – Sinh lý bệnh – Miễn dịch |
8. Dược lý |
9. Dinh dưỡng – Tiết chế |
10. Sức khỏe môi trường- Nâng cao sức khỏe và hành vi con người |
11. Tổ chức và quản lý y tế |
|
Kiến thức chuyên ngành
1. Kỹ năng giao tiếp trong thực hành Điều dưỡng |
2. Giáo dục sức khỏe trong thực hành Điều dưỡng |
3. Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành Điều dưỡng |
4. Điều dưỡng cơ sở 1 |
5. Điều dưỡng cơ sở 2 |
6. Điều dưỡng cơ sở 3 |
7. Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Nội khoa 1 |
8. Thực hành chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Nội khoa 1 |
9. Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Nội khoa 2 |
10. Thực hành chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Nội khoa 2 |
11. Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Ngoại khoa 1 |
12. Thực hành chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Ngoại khoa 1 |
13. Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Ngoại khoa 2 |
14. Thực hành chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Ngoại khoa 2 |
15. Chăm sóc sức khỏe người bệnh truyền nhiễm |
16. Thực hành chăm sóc sức khỏe người bệnh truyền nhiễm |
17. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi |
18. Chăm sóc cho người cần được phục hồi chức năng |
19. Chăm sóc sức khỏe tâm thần |
20. Y học cổ truyền |
21. Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực |
22. Thực hành chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực |
23. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình |
24. Thực hành chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình |
25. Chăm sóc sức khỏe trẻ em |
26. Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ em |
27. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng |
28. Thực hành chăm sóc sức khỏe cộng đồng |
29. Quản lý điều dưỡng |
30. Học phần tự chọn |
Tốt nghiệp
- Thực tế tốt nghiệp
- Khóa luận tốt nghiệp / Học phần tốt nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
Xem chi tiết tại đây: 2023_Bản mô tả CTĐT ngành Điều dưỡng
Mô tả tóm tắt học phần
TT |
TÊN HỌC PHẦN |
TÓM TẮT HỌC PHẦN |
|
1 |
Triết học Mác – Lênin (PHI001) |
Học phần gồm 3 chương, ngoài phần giới thiệu vấn đề chung của triết học, học phần chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ bản về Triết học Mác-Lênin: điều kiện ra đời, khái niệm; vật chất và ý thức; các nguyên lý, quy luật, cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật; Lý luận nhận thức; Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội; giai cấp và đấu tranh giai cấp; nhà nước và cách mạng; tồn tại xã hội và ý thức xã hội; con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân. |
|
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin (POL0002) |
Học phần được kết cấu thành 2 phần chính: Một là, nghiên cứu các vấn đề kinh tế chính trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong cả hai giai đoạn là tự do cạnh tranh và giai đoạn độc quyền. Hai là, nghiên cứu các vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. |
|
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM0003) |
Tư tưởng Hồ Chí Minh là học phần bắt buộc, khối kiến thức đại cương cung cấp những kiến thức cơ bản về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ý nghĩa là sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, đồng thời là cơ sở lý luận trực tiếp trong việc hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay. Học phần này giúp sinh viên hiểu được một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống về bối cảnh lịch sử – xã hội, cơ sở hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh; các nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế về văn hóa, đạo đức, con người. |
|
4 |
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (HIS004) |
Ngoài chương nhập môn và kết luận, học phần có 3 chương đề cập đến những tri thức khoa học về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); lãnh đạo hai cuộc kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945-1975); lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018); một số bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó, khẳng định những thành công, ưu điểm, nêu lên hạn chế, kinh nghiệm trong tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. |
|
5 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học (SOC0005) |
Học phần được kết cấu thành hai phần chính: – Một là, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi nhất về Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin. – Hai là, nghiên cứu những vấn đề chính trị – xã hội của Việt Nam liên quan đến chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. |
|
6 |
Pháp luật đại cương (LAW0006) |
Học phần Pháp luật đại cương được thiết kế nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về Nhà nước và Pháp luật. Nội dung cơ bản của học phần bao gồm: Những vấn đề lí luận cơ bản về nhà nước và pháp luật; bộ máy nhà nước; quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; hệ thống pháp luật, ý thức pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp luật về phòng chống tham nhũng. |
|
7 |
Sinh học và Di truyền – Lý sinh (BGP4007) |
Sinh học – Di truyền là học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về cấu trúc, chức năng, sự điều hòa hoạt động trong tế bào; tổ chức và hoạt động của nhiễm sắc thể, gen và hệ gen trong cơ chế di truyền và biến dị. Nghiên cứu sự biến đổi di truyền liên quan tới sức khỏe và bệnh tật con người. Học phần Lý sinh được thiết kế nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về các quy luật vật lý để làm sáng tỏ bản chất, cơ chế, động lực của các quá trình sống. Môn học Lý sinh còn nghiên cứu ảnh hưởng và tác động của các tác nhân vật lý lên cơ thể và ứng dụng trong các phương pháp và kỹ thuật y học hiện đại. |
|
8 |
Hóa học (CHE4008) |
Học phần bao gồm hai phần: Phần Hóa Đại cương: trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức liên quan đến những định luật cơ bản của hoá học, cấu tạo chất, các nguyên lý nhiệt động hoá học, động hóa học, dung dịch và điện hoá học. Phần Hóa Hữu cơ bao gồm tên gọi, điều chế, tính chất chính của các chất hữu cơ và cơ chế của phản ứng. |
|
9 |
Anh văn 1 (ENG0009) |
Học phần này được thiết kế tích hợp giữa 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và các bài tập Ngữ pháp, Từ vựng, Luyện âm. Nội dung học phần được trình bày trong 5 bài học, gồm các bài học nhỏ về các kỹ năng sử dụng từ vựng và nghe hiểu; kĩ năng đọc hiểu; kỹ năng thảo luận, trình bày quan điểm cá nhân trong những tình huống cụ thể; kĩ năng viết ở mức độ bậc 1 trong cấp độ sơ cấp. Sau mỗi bài học, sinh viên được luyện tập, thực hành với các tài liệu cho hình thức học trực tiếp và nguồn tài nguyên thực hành trực tuyến. Học phần này giúp sinh viên có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật, các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Sinh viên có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời thông tin về bản thân như nơi sinh sống, gia đình và bạn bè. Sinh viên có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng. |
|
10 |
Anh văn 2 (ENG0010) |
Học phần này được thiết kế tích hợp giữa 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và các bài tập Ngữ pháp, Từ vựng, Luyện âm. Nội dung học phần được trình bày trong 6 bài học (6 units), mỗi unit gồm các bài học về các kỹ năng sử dụng từ vựng; kĩ năng nghe hiểu (nghe hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản với các dạng bài tập trắc nghiệm, hoàn thành câu/ sơ đồ/ bảng biểu); kĩ năng đọc hiểu (đọc hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản với dạng bài tập trắc nghiệm, nối thông tin, trả lời ngắn); kỹ năng nói (rao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày, mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu); kĩ năng viết (với các dạng bài tập ngữ pháp và viết (hoàn thành câu, viết câu, viết đoạn văn ngắn về gia đình, điều kiện sống, ghi chú, email, một tin nhắn cảm ơn, biết cách viết một blog cá nhân về du lịch, tin nhắn qua mạng, bình luận về một số chủ đề: học tập, giải trí, ngoại hình, thời tran) Sau mỗi bài học, sinh viên được luyện tập, thực hành với các tài liệu cho hình thức học trực tiếp và nguồn tài nguyên thực hành trực tuyến. |
|
11 |
Tin học (INT0011) |
Tin học là môn học cơ sở quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong y học. Học phần này bao gồm một số vấn đề cơ bản về công nghệ thông tin và máy tính. Soạn thảo văn bản hoàn chỉnh bằng phần mềm Microsoft Word; nhập và xử lý số liệu cùng các bài toán ứng dụng bằng phần mềm Microsoft Excel; thiết kế được các trình diễn bằng phần mềm Microsoft PowerPoint; sử dụng các dịch vụ cơ bản của Internet; Cung cấp kiến thức cơ bản về các phần mềm xử lý thống kê; sử dụng hiệu quả một số phần mềm thường được ứng dụng trong công tác y dược nhằm để thực hiện các thao tác chuyên ngành y dược bằng máy vi tính. |
|
12 |
Giáo dục thể chất (1,2,3,4)* |
Học phần cung cấp cho sinh viên những năng lực cơ bản nhất về nguyên lý và phương pháp tập luyện các môn điền kinh, môn nhảy xa, chạy cự ly trung bình và một trong các môn bóng bàn, bóng chuyền và bóng rổ. |
|
13 |
Giáo dục quốc phòng – An ninh* |
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh trình độ đại học và cao đẳng. |
|
14 |
Anh văn chuyên ngành (ENG4014) |
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ cần thiết cho giao tiếp thông thường liên quan đến lĩnh vực chăm sóc; đồng thời có thể áp dụng để tham khảo một số tài liệu y văn về ngành điều dưỡng. |
|
15 |
Dịch tễ – Thống kê – Nghiên cứu khoa học (ESR4015) |
Học phần Dịch tễ – Thống kê – Phương pháp nghiên cứu khoa học giúp sinh viên hiểu được những nguyên lí cơ bản của dịch tễ học, thống kê y học và phương pháp nghiên cứu khoa học, từ đó sinh viên có thể đánh giá thông tin và hiểu được các bằng chứng về dịch tễ học, các kết quả nghiên cứu khoa học. Sinh viên cũng được trang bị các kĩ năng cần cho nghiên cứu khoa học để có thể tiến hành các nghiên cứu. |
|
16 |
Tâm lý Y học – Y đức (ETH0016) |
Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về tâm lý y học và y đức; các nguyên tắc đạo đức trong thực hành nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học dựa trên những quy định chung của Việt Nam và quốc tế. |
|
17 |
Giải phẫu – Mô (ANM4017) |
Nội dung học phần được cấu thành từ 2 phần Giải phẫu Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những đặc điểm giải phẫu hệ thống các bộ phận và cơ quan trong cơ thể con người; những quy luật phát triển cấu trúc cơ thể trong mối quan hệ với chức năng, với môi trường sống, hoạt động và sự tiến hoá; liên hệ được trên cơ thể sống và áp dụng được những kiến thức về giải phẫu làm nền tảng cho việc tiếp thu và nghiên cứu các môn học khác. Mô học Mô tả cấu tạo hình thái vi thể, siêu vi thể của các mô trong các cơ quan trong cơ thể người, từ đó giải thích được mối liên quan giữa cấu tạo và chức năng của các loại mô. |
|
18 |
Hóa sinh (BIC4018) |
Hóa sinh là môn học gồm những kiến thức cơ bản về chất xúc tác sinh học, cấu tạo và chuyển hóa các chất trong cơ thể như glucid, lipid, protein, acid nucleic; sự chuyển hóa các chất xảy ra trong cơ thể sống; rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể sống và sự thay đổi chỉ số sinh hóa. |
|
19 |
Vi sinh – Ký sinh trùng (MBP4019) |
Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về vi sinh vật – ký sinh trùng; mối quan hệ của vi sinh vật – ký sinh trùng với môi trường và cơ thể con người, khả năng và cơ chế gây bệnh của vi sinh vật; nguyên tắc và biện pháp phòng chống vi sinh vật – ký sinh trùng. |
|
20 |
Sinh lý – Sinh lý bệnh – Miễn dịch (PPI4020) |
Học phần Sinh lý – Sinh lý bệnh – Miễn dịch là một học phần tích hợp giữa môn Sinh lý và Sinh lý bệnh – Miễn dịch. Học phần này sẽ cung cấp cho người học kiến thức về sinh lý (các vấn đề cơ bản của cơ thể sống, hoạt động chức năng của các tế bào, các cơ quan trong cơ thể, mối liên hệ giữa các cơ quan với nhau và với môi trường sống, đồng thời nghiên cứu về sự điều hòa chức năng để đảm bào cho cơ thể tồn tại, phát triển và thích ứng được với sự biến đổi của môi trường), sinh lý bệnh đại cương và cơ quan (các vấn đề cơ bản của cơ thể sống, hoạt động chức năng của các tế bào, các cơ quan trong cơ thể, mối liên hệ giữa các cơ quan, các khác niệm cơ bản trong sinh bệnh học; các quy luật hoạt động của cơ thể bệnh trong các quá trình bệnh bệnh lý; những thay đổi chức năng của các cơ quan khi bị tổn thương trong các bệnh lý) và miễn dịch học (kiến thức miễn dịch học đại cương, nghiên cứu các khái niệm cơ bản về hệ thống đáp ứng miễn dịch trong cơ thể và ý nghĩa của đáp ứng miễn dịch đối với cơ thể). |
|
21 |
Dược lý (PHA4009) |
Dược lý (Pharmacology) là môn học nghiên cứu về sự tác động giữa thuốc và cơ thể. Nội dung lý thuyết gồm những kiến thức về cơ chế hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ và các cơ chế tác dụng của thuốc khi vào cơ thể người; các kiến thức về tác dụng, cơ chế tác dụng, áp dụng lâm sàng và tác dụng không mong muốn của từng nhóm thuốc. Phần thực hành giúp sinh viên nhận biết hình dạng, tính chất và cách sử dụng của một số thuốc thường dùng; tư vấn cho người dùng thuốc cách sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng việc chăm sóc sức khoẻ người bệnh. |
|
22 |
Dinh dưỡng – Tiết chế (NUT4011) |
Học phần gồm kiến thức về khoa học dinh dưỡng và khoa học thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng. Các kiến thức đánh giá và giám sát dinh dưỡng trong theo dõi và phát hiện các vấn đề dinh dưỡng ở cộng đồng; xây dựng khẩu phần ăn, tiết chế dinh dưỡng; các kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vận dụng kiến thức về Dinh dưỡng – Tiết chế vào thực tế chăm sóc người bệnh và cộng đồng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với người sử dụng. |
|
23 |
Sức khỏe môi trường – Nâng cao sức khỏe và hành vi con người (EHB4023) |
Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về các vấn đề sức khỏe và môi trường tự nhiên, xã hội và nghề nghiệp; tác động của các yếu tố nguy cơ trong môi trường sống, môi trường lao động đến sức khỏe con người; các khái niệm về nâng cao sức khỏe hành vi của con người; mối liên quan giữa hành vi con người với các vấn đề sức khỏe, vai trò của nâng cao sức khỏe trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng |
|
24 |
Tổ chức và quản lý y tế (OMH4014) |
Nội dung gồm các kiến thức về hệ thống tổ chức, quản lý và hoạt động của ngành y tế Việt Nam và chu trình quản lý y tế cơ bản; quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia. |
|
25 |
Kỹ năng giao tiếp trong thực hành Điều dưỡng (NUR4025) |
Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về các kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả bằng lời và không lời khi tiếp xúc với người bệnh, gia đình và các nhân viên y tế trong các tình huống giao tiếp khác nhau giúp hình thành các kỹ năng giao tiếp cần thiết. |
|
26 |
Giáo dục sức khỏe trong thực hành Điều dưỡng (NUR4026) |
Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về các kỹ năng giáo dục sức khoẻ để người học có thể áp dụng trong thực tiễn nghề nghiệp nhằm góp phần cung cấp thông tin giúp cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho người bệnh, gia đình người bệnh và nhân dân. |
|
27 |
Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành Điều dưỡng (NUR4027) |
Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về an toàn người bệnh và hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế; các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp, các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản nhằm thiết lập môi trường chăm sóc an toàn, phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân, người bệnh và cộng đồng. |
|
28 |
Điều dưỡng cơ sở 1 (NUR4028) |
Nội dung bao gồm những kiến thức về lịch sử ngành điều dưỡng, hệ thống tổ chức và định hướng phát triển ngành điều dưỡng Việt Nam, chức năng, nhiệm vụ và đạo đức của người điều dưỡng; các học thuyết về điều dưỡng, nhận định và thăm khám thể chất, quy trình điều dưỡng; một số kỹ thuật cơ bản chăm sóc người bệnh. |
|
29 |
Điều dưỡng cơ sở 2 (NUR4029) |
Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về nguyên tắc và các chuẩn thực hành điều dưỡng; quản lý người bệnh dùng thuốc; các quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản khi chăm sóc người bệnh ở đường hô hấp, tim mạch, tiết niệu; các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu; phụ giúp bác sĩ thực hiện một số thủ thuật. |
|
30 |
Điều dưỡng cơ sở 3 (NUR4030) |
Nội dung bao gồm những kiến thức và kỹ năng thực hiện các quy trình kỹ thuật trong thực hành điều dưỡng; sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý điều dưỡng trong bệnh viện; mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện tại khoa phòng; kỹ năng giao tiếp với người bệnh, người nhà và nhân viên y tế; các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, cách xử trí tai nạn nghề nghiệp. |
|
31 |
Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Nội khoa 1 (NUR4031) |
Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về bệnh học và chăm sóc sức khỏe cho người lớn mắc các bệnh nội khoa về tim mạch, hô hấp và tiêu hóa thường gặp. |
|
32 |
Thực hành chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Nội khoa 1 (NUR4032) |
Học phần giúp sinh viên hiểu biết về sự ảnh hưởng của bệnh tật/các rối loạn thể chất đến sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng; áp dụng quy trình điều dưỡng vào thực hành chăm sóc người lớn mắc các bệnh lý nội khoa về tim mạch, hô hấp và tiêu hóa thường gặp; tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, gia đình và cộng đồng về tự quản lý bệnh, nâng cao sức khỏe và phòng bệnh. |
|
33 |
Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Nội khoa 2 (NUR4033) |
Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về bệnh học và chăm sóc sức khỏe cho người lớn mắc các bệnh nội khoa về thận-tiết niệu, nội tiết, cơ xương khớp và huyết học thường gặp. |
|
34 |
Thực hành chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Nội khoa 2 (NUR4034) |
Học phần giúp sinh viên hiểu biết về sự ảnh hưởng của bệnh tật/các rối loạn thể chất đến sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng; áp dụng quy trình điều dưỡng vào thực hành chăm sóc người mắc các bệnh lý nội khoa về thận-tiết niệu, nội tiết, cơ xương khớp và huyết học thường gặp; Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, gia đình và cộng đồng về tự quản lý bệnh, nâng cao sức khỏe và phòng bệnh. |
|
35 |
Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Ngoại khoa 1 (NUR4035) |
Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về một số bệnh lý ngoại tiêu hóa, ngoại chấn thương thường gặp và cách chăm sóc, dự phòng những ảnh hưởng của bệnh đến người bệnh trước và sau phẩu thuật. |
|
36 |
Thực hành chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Ngoại khoa 1 (NUR4036) |
Học phần trang bị cho sinh viên kỹ năng ứng dụng kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành về chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh trước và sau mổ thuộc ngoại tiêu hoá, ngoại chấn thương; Vận dụng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà để phát hiện sớm các biến chứng, nâng cao sức khỏe trước và sau mổ. |
|
37 |
Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Ngoại khoa 2 (NUR4037) |
Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về một số bệnh lý ngoại tiết niệu, ngoại thần kinh cùng một số bệnh lí ngoại khoa thường gặp và cách chăm sóc, dự phòng những ảnh hưởng của bệnh đến người bệnh trước và sau phẩu thuật. |
|
38 |
Thực hành chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Ngoại khoa 2 (NUR4038) |
Học phần trang bị cho sinh viên kỹ năng ứng dụng kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành về chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh trước và sau mổ thuộc ngoại tiết niệu, ngoại thần kinh và một số bệnh lý ngoại khoa khác; Vận dụng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà để phát hiện sớm các biến chứng, nâng cao sức khỏe trước và sau mổ. |
|
39 |
Chăm sóc sức khỏe người bệnh truyền nhiễm (NUR4039) |
Nội dung học phần bao gồm kiến thức cơ bản về bệnh truyền nhiễm và quy trình chăm sóc người mắc các bệnh truyền nhiễm thường gặp; và các biện pháp phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng cũng như trong công tác thực hành chăm sóc. |
|
40 |
Thực hành chăm sóc sức khỏe người bệnh truyền nhiễm (NUR4040) |
Nội dung học phần bao gồm những kỹ năng chăm sóc người mắc các bệnh truyền nhiễm thường gặp; và các biện pháp phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng cũng như trong công tác thực hành chăm sóc. |
|
41 |
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NUR4041) |
Nội dung bao gồm những kiến thức và kỹ năng về sức khỏe người cao tuổi, nhận định triệu chứng học trong các các bệnh lý thường gặp của người cao tuổi. Lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện hỗ trợ chăm sóc các bệnh nhân người cao tuổi; người bệnh Parkinson; người bệnh sa sút trí tuệ; người bệnh đột quỵ. |
|
42 |
Chăm sóc cho người cần được phục hồi chức năng (NUR4042) |
Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về phục hồi chức năng (PHCN); vai trò của người điều dưỡng trong PHCN; chăm sóc và PHCN cho người bệnh tổn thương thần kinh, gãy xương, đau thắt lưng và mô mềm, bệnh phổi và cho trẻ bại não. |
|
43 |
Chăm sóc sức khỏe tâm thần (NUR4043) |
Nội dung bao gồm những kiến thức về sức khỏe tâm thần, nhận định triệu chứng học trong các rối loạn tâm thần. Lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện hỗ trợ chăm sóc các bệnh nhân tâm thần phân liệt; rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn hưng cảm – hưng cảm có loạn thần; rối loạn Stress, trầm cảm; bệnh nhân nghiện rượu, hội chứng cai ma túy Opias và loạn thần do các chất ma túy; động kinh đang còn cơn co giật; bệnh nhi (tự kỷ; tăng động, chậm phát triển tâm thần. |
|
44 |
Y học cổ truyền (NUR4044) |
Nội dung bao gồm những kiến thức về học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành, nguyên nhân gây bệnh, phương pháp nhận định và chăm sóc người bệnh theo Y học cổ truyền; đại cương về châm cứu, kinh lạc, huyệt vị và các loại thuốc Đông dược, Nam dược. |
|
45 |
Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực (NUR4045) |
Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về chăm sóc người bệnh trong tình trạng cấp cứu, nguy kịch và chăm sóc đặc biệt; nhận định, lập kế hoạch và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh dựa trên quy trình điều dưỡng. |
|
46 |
Thực hành chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực (NUR4046) |
Nội dung gồm những kiến thức và kỹ năng chăm sóc người bệnh trong tình trạng cấp cứu, nguy kịch và chăm sóc đặc biệt; nhận định, lập kế hoạch và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh trong tình trạng cấp cứu, nguy kịch và chăm sóc đặc biệt dựa trên quy trình điều dưỡng. |
|
47 |
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình (NUR4047) |
Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý và bệnh lý Sản-Phụ khoa; chăm sóc, tư vấn và giáo dục sức khỏe phụ nữ, sức khỏe bà mẹ trong thời kỳ mang thai, chuyển dạ và sau khi sinh; tư vấn sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai. |
|
48 |
Thực hành chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình (NUR4048) |
Học phần trang bị cho sinh viên kỹ năng ứng dụng kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành về sản phụ khoa trong thực hành chăm sóc sức khỏe phụ nữ, sức khỏe bà mẹ trong thời kỳ mang thai, chuyển dạ và sau khi sinh theo quy trình điều dưỡng; vận dụng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ, gia đình và cộng đồng để phòng ngừa và nâng cao sức khỏe trong lĩnh vực sản phụ khoa. |
|
49 |
Chăm sóc sức khỏe trẻ em (NUR4049) |
Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về các đặc điểm sinh lý, bệnh lý ở trẻ em trong các giai đoạn phát triển của trẻ; cách nhận định các triệu chứng của các bệnh thường gặp ở trẻ, các nhu cầu chăm sóc của trẻ cũng như gia đình; các biện pháp phòng bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em; lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe trẻ khi bị bệnh và khỏe mạnh. |
|
50 |
Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ em (NUR4050) |
Nội dung bao gồm những kiến thức và kỹ năng ứng dụng quy trình điều dưỡng để nhận định phân tích các vấn đề sức khỏe và nhu cầu chăm sóc của trẻ; lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc trẻ mắc một số bệnh thông thường tư vấn cho người chăm sóc trẻ và gia đình để phòng bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em. |
|
51 |
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (NUR4051) |
Nội dung bao gồm những kiến thức về chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng; chức năng và nhiệm vụ của người điều dưỡng cộng đồng; sử dụng quy trình điều dưỡng xác định các vấn đề sức khỏe, lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. |
|
52 |
Thực hành chăm sóc sức khỏe cộng đồng (NUR4052) |
Nội dung bao gồm những kiến thức về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của trạm y tế, kỹ năng tìm hiểu và xác định vấn đề sức khỏe tại cồng đồng; lập kế hoạch và thực hành chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, cung cấp các dịch vụ chăm sóc, quản lý sức khoẻ, bệnh tật, thay đổi các tập quán sống không có lợi cho sức khỏe; kỹ năng ghi chép hồ sơ sức khỏe và biểu mẫu tại trạm y tế; tham gia các chương trình y tế tại địa phương. |
|
53 |
Quản lý điều dưỡng (NUR4053) |
Quản lý điều dưỡng là môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về khoa học quản lý; kiến thức cơ bản về quản lý và tổ chức chăm sóc điều dưỡng. |
|
54 |
Học phần tự chọn (NUR4054) |
Sinh viên được chọn 2 trong số các học phần trong danh sách bên dưới. |
|
54.1 |
Chăm sóc sức khỏe người bệnh Ung thư (NEC4001) |
Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về các bệnh ung thư, chăm sóc người bệnh, dự phòng bệnh và những ảnh hưởng của bệnh đến người bệnh, gia đình người bệnh. |
|
54.2 |
Chăm sóc sức khỏe chuyên khoa Mắt (NEO4002) |
Nội dung bao gồm những kiến thức về sức khỏe nhãn khoa, nhận định triệu chứng học trong các bệnh nhãn khoa. Lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện hỗ trợ chăm sóc các bệnh nhân có bệnh nhãn khoa: Bệnh Glocom,bệnh viêm móng mắt, bệnh viêm kết mạc bệnh đục thủy tinh thể, các chấn thương mắt. |
|
54.3 |
Chăm sóc sức khỏe chuyên khoa Tai mũi họng (NER4003) |
Nội dung bao gồm những kiến thức về sức khỏe chuyên khoa Tai mũi họng, nhận định triệu chứng học trong các bệnh chuyên khoa Tai mũi họng. Lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện hỗ trợ chăm sóc các bệnh nhân có bệnh Tai mũi họng: Bệnh viêm tai giữa,bệnh viêm mũi xoang, bệnh viêm họng – amidan, bệnh viêm thanh quản, các tai nạn và chấn thương tai mũi họng. |
|
54.4 |
Chăm sóc sức khỏe chuyên khoa Răng hàm mặt (NEM4004) |
Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về các bệnh chuyên khoa Răng Hàm mặt (RHM) như: giải phẫu về cấu tạo và chức năng sinh lý ý các cơ quan RHM, triệu chứng, diễn tiến của bệnh, đề xuất kế hoạch chăm sóc răng miệng, điều trị và dự phòng các bệnh của chuyên khoa RHM thường gặp. |
|
54.5 |
Chăm sóc sức khỏe chuyên khoa Da liễu (NED4005) |
Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc người mắc bệnh da liễu; cách xác định các vấn đề sức khỏe, lập kế hoạch và thực hành chăm sóc người bệnh chuyên khoa Da liễu. |
|
55 |
Thực tế tốt nghiệp (NUR4055) |
Học phần giúp sinh viên tích lũy và hoàn thiện các năng lực cần thiết của người Điều dưỡng trình độ đại học, bao gồm: năng lực thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện, an toàn và hiệu quả; năng lực quản lý, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, năng lực tư duy tích cực và hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức và pháp luật. |
|
56 |
Khóa luận tốt nghiệp (NUR4056) |
Khóa luận tốt nghiệp giúp sinh viên thực hiện một dự án nghiên cứu có sự giám sát để phát triển kiến thức và thực hành dựa trên bằng chứng. Sinh viên có cơ hội lựa chọn, khám phá các vấn đề lâm sàng hoặc vấn đề sức khỏe phục vụ cho dự án nghiên cứu của mình và cũng là tiền đề cho sinh viên nâng cao trình độ và phát triển chuyên môn nghề nghiệp. |
|
Học phần tốt nghiệp (NUR4056) |
Là học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp. |
||
56.1 |
Kiến thức chuyên ngành tổng hợp (NGK4001) |
Nội dung học phần gồm ôn tập và thi các kiến thức chuyên ngành Điều dưỡng gồm: chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Nội khoa; chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Ngoại khoa; chăm sóc sức khỏe trẻ em và chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình. |
|
56.2 |
Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Nội khoa nâng cao (NAM4002) |
Học phần trang bị cho sinh viên kỹ năng về chăm sóc người bệnh tim mạch; áp dụng quy trình chăm sóc, học thuyết điều dưỡng vào thực hành chăm sóc người mắc bệnh lý van tim, tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim và động mạch vành; tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, gia đình và cộng đồng để phòng ngừa biến chứng và nâng cao sức khỏe. |
|
56.3 |
Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Ngoại khoa nâng cao (NAS4003) |
Nội dung bao gồm những kiến thức thực hành nâng cao về chăm sóc một số bệnh lý ngoại khoa thường gặp hoặc khó/ít gặp trong các bệnh lý ngoại khoa thuộc hệ lồng ngực-tim, mạch máu, ngoại tiêu hoá, ngoại chấn thương, dự phòng những ảnh hưởng của bệnh đến người bệnh trước và sau phẫu thuật. |
|
56.4 |
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình nâng cao (NAW4004) |
Nội dung gồm những kiến thức về thực hành chăm sóc bà mẹ có thai nghén nguy cơ cao; trong và sau khi sinh, các bệnh lý và tai biến sản – phụ khoa thường gặp; vận dụng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ, gia đình và cộng đồng để phòng ngừa và nâng cao sức khỏe trong lĩnh vực sản phụ khoa. |
|
56.5 |
Chăm sóc sức khỏe trẻ em nâng cao (NAP4005) |
Nội dung bao gồm những kiến thức và kỹ năng ứng dụng quy trình điều dưỡng để nhận định phân tích các vấn đề sức khỏe và nhu cầu chăm sóc của trẻ; lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc trẻ khỏe mạnh và bị bệnh; giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc trẻ và gia đình để nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ. |
|
56.6 |
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nâng cao (NAG4006) |
Nội dung bao gồm những kiến thức và kỹ năng chăm sóc người bệnh cao tuổi về các rối loạn tiểu tiện, tình trạng táo bón mãn tính, quản lý đau, chăm sóc giảm nhẹ, suy yếu và té ngã. Giúp sinh viên biết cách tiếp cận các vấn đề thường xảy ra người bệnh ở cao tuổi, từ đó phân tích đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng, thiết lập được kế hoạch, thực hiện can thiệp và đánh giá. |
|
5.77 |
Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực nâng cao (NAE4007) |
Học phần được xây dựng dựa trên kiến thức của điều dưỡng một cách tổng quan về cấp cứu, hồi sức cấp cứu. Thông qua học phần này sinh viên sẽ nắm vững kiến thức về hồi sức cấp cứu nâng cao từ đó phát triển kỹ năng nhận định, ra quyết định chăm sóc và lập kế hoạch chăm sóc một số bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu. |
|
56.8 |
Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm nâng cao (NAI4008) |
Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quan về các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi hiện nay và sự ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe con người; giáo dục sức khỏe cho người bệnh, gia đình và cộng đồng để phòng bệnh, nâng cao sức khỏe và ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi. |